Lịch sử Heliopolis (Ai Cập cổ đại)

Mô hình cổng vào đền thờ ở Heliopolis (Vương triều thứ 19)

Heliopolis thời Ai Cập

Đây là trung tâm thờ phụng lớn nhất của thần Atum, sau này được hợp nhất với Ra[4]. Đền thờ chính của thành phố này được gọi là "Ngôi nhà vĩ đại" hoặc "Nhà của Atum/Ra". Thời kỳ Vương triều thứ 5, sự sùng bái bộ 9 vị thần Ennead dần trở nên lớn mạnh, lấn át cả thần mặt trời. Các đại tư tế của Atum và Ra không được coi trọng bằng các đại tư tế của 9 thần kia, vì thế mà chứng thực về họ thời này cực ít, mặc dù những ngôi mộ của các tư tế của thần Ra/Atum vẫn được tìm thấy.

Thời kỳ Amarna của pharaon Akhenaten - người chỉ độc tôn thần mặt trời Aten. Ông đã xây dựng một ngôi đền có tên là "Aten tối cao". Ngôi đền này bị phá hủy về sau, những viên gạch của chúng được dùng để xây những công trình thời Trung cổ. Bò thần Mnevis, một hiện thân của thần mặt trời, cũng rất được tôn sùng, bằng chứng là có một bàn thờ dành riêng cho thần này tại đây. Một nghĩa địa để chôn những con bò được đem hiến tế nằm ở phía bắc của thành phố.

Heliopolis thời Hy Lạp

Alexander Đại đế, trên chặng đường hành quân từ Pelusium đến Memphis, đã dừng chân tại thành phố này.

Trận chiến Heliopolis dưới thời vua Napoleon năm 1800

Các trường phái triết học và thiên văn học phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ Hy Lạp tại Heliopolis, nơi được các nhà thơ và triết gia thường lui tới, trong đó có Homer, Pythagoras, PlatonSolon. Tuy nhiên thời gian sau, nơi này nhanh chóng bị bỏ hoang. Vào thế kỷ thứ nhất TCN, Strabo chỉ còn nhìn thấy những ngôi đền vắng vẻ, và những thị trấn gần như không có người ở, mặc dù các tư tế vẫn còn bám trụ nơi đây.

Heliopolis nổi tiếng với cả người Hy Lạp và La Mã cổ đại, được ghi nhận bởi hầu hết các nhà địa lý của thời kỳ này, bao gồm PtolemyHerodotus[5].

Heliopolis thời La Mã

Thời kỳ La Mã cai trị Ai Cập, Heliopolis thuộc tỉnh Augustamnica, nên thành phố này còn được gọi là "Heliopolis ở Augustamnica" để phân biệt với Baalbek - một thị trấn cũng mang tên Heliopolis khi đó. Nhiều công trình tưởng niệm của thành phố đã bị phá hủy để lấy đá xây dựng công trình ở những thành phố phía bắc. Một trong số đó là "Mũi kim của Cleopatra" tại Luân Đôn[6].